¸.·’´¯) ¸,ø¤°“°¤ø,¸(¯`’·.¸A5 Vô Đối¸.·’´¯) ¸,ø¤°“°¤ø,¸(¯`’·.¸
Hãy đăng kí để được làm thành viên
của diễn đàn. Chúc các bạn vui vẻ
Rât cảm ơn các bạn đã vào diễn đàn
¸.·’´¯) ¸,ø¤°“°¤ø,¸(¯`’·.¸A5 Vô Đối¸.·’´¯) ¸,ø¤°“°¤ø,¸(¯`’·.¸
Hãy đăng kí để được làm thành viên
của diễn đàn. Chúc các bạn vui vẻ
Rât cảm ơn các bạn đã vào diễn đàn
¸.·’´¯) ¸,ø¤°“°¤ø,¸(¯`’·.¸A5 Vô Đối¸.·’´¯) ¸,ø¤°“°¤ø,¸(¯`’·.¸

You are not connected. Please login or register

Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch Sử

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin
Admin

Design: Tùng Sử ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ By: Lê Tuấn Anh

Câu 1: Diễn biến. kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh
Trả lời:
Diễn biến:
- 1642 – 1648 cuộc nội chiến giữa nhà vui và quốc hội đã diễn ra rất ác liệt
- Năm 1649 vua Sac-Lo I đã bị bắt và xửa tử. cách mạng tư sản Anh đã lên thời kì đỉnh cao
- Khi thành lập nền cộng hòa Crom-oen
- Năm 1688 nước Anh đã diễn ra cuộc chính biến lật đổ nền cộng hòa và thành lập 1 chính quyền mới là nền quân chủ lập hiến.
Kết quả, ý nghĩa :
- Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chính quyền phong kiến. Mở đường cho giai cấp tư sản nền nắm quyền.
- Mở đường để đưa nước Anh chuyển từ nền kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Tình hình nước Pháp trước cách mạng tư sản 1789
Trả lời:
A, Kinh tế :
- Cuối thế XVIII nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo nhưng lại kém phát triển.
+ Công cụ sản suất thô sơ nên năng suất thấp
+ Lãnh chúa, giáo hội bóc lột nông dân
- Tuy nhiên công thương nghiệp đang trên đà phát triển mạnh.
+ Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều trong cách ngành như: dệt, luyện kim, khai khoáng.
+ Số lượng giai cấp công nhân ngày càng nhiều và họ sống tập chung
+ Hàng hóa được buôn bán và trao đổi với nhiều nước
B, Chính trị :
- Nước Pháp cũng duy trì chế độ quân chủ chuyên chế do vua Luy I thế kỉ XVI đứng đầu và đang khủng hoàng suy yếu.
- Giai cấp tư sản ngày càng phát triển nhưng lại bị chính quyền phong kiến kìm hãm.
C, Xã hội :
- Xã hội nước Pháp phân chia làm 3 đẳng cấp: Tăng lũ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
+ Tăng lữ: là lực lượng nằm thần quyền
+ Quý tộc là người nắm vương quyền
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm: nông dân, tư sản là lực lượng sản xuất chủ yếu bị bóc lột nặng nề.
- Cuối thế kỉ XVIII xã hội nước Pháp đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
D, Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
- Trong hoàn cảnh đó nước Pháp xuất hiện trào lưu triết học ánh sáng
- Với 3 đại diện tiêu biểu là Vo-te, Rút-xô, Mong tet-Xki tơ.
- Nội dung: phê phán đả kích sự suy tàn của chính quyền phong kiến và kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền phong kiến.
Câu 3: Nền chuyên chính Gia cô banh. Đỉnh cao cách mạng tư sản Pháp.
Trả lời:
- Trước những khó khăn và thử thách để giải quyết phái Gia cô banh đã ban 1 số chính sách mới.
+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất cho nhân dân và tiền lương cho công nhân
+ Ban hành hiến pháp mới: mở rộng quyền tự do dân chủ
+ Ban hành lệnh tổng động viên
+ Xóa bỏ nạn đầu cơ tích trữ
 Đã thực hiện thỏa đáng điều mong mỏi của nhân dân làm tăng sức mạnh để chống lại thỳ trong giặc ngoài và đưa cách mạng tư sản Pháp lên đến thời kì đỉnh cao.



Câu 4: Hệ quả của cách mạng công nghiệp (kinh tế, XH) Châu Âu.
Trả lời:
+ Về kinh tế : Năng xuất lao động và sản phẩm hàng hóa không ngừng được tăng cao và tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
+ Nhiều trung tâm công nghiệp được hình thành góp phần thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.
+ Về Xã hội : hình thành 2 giai cấp là tư sản công nghiệp và cô sản công nghiệp.
Câu 5: Tình Hình kinh tế của Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thể kỉ XIX.
Trả lời:
1. Kinh tế nước Anh:
- Từ cuối thấp niên 70 Anh mất dần vị trí độc quyền về công nghiệp và qua đó mất luôn cả vai trò lũng loạn thị trường thế giới bị Mĩ và Đức vượt qua.
- Tuy nhiên Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, hải quân và thuộc địa,..
- Công nghiệp:
+ Qui trình: tập chung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời đã chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
- Nông nghiệp:
+ nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, thường xuyên phải nhập khẩu lương thực.
2. Kinh tế nước Pháp:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại
* Nguyên nhân:
- Do Pháp thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ và chịu nhiều tổn thất sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nước Pháp.
- Nước Pháp nghèo nàn về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giai cấp tư sản Pháp chỉ chú trọng đến cho vay nặng lãi mà không tập trung đến sự phát triển công nghiệp.
- Sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản vào nông nhiệp diễn ra chậm do đất nước trong thời kì bị chia cắt.
3. Kinh tế nước Đức :
- Sau khi thống nhất đất nước thỳ nền kinh tế của Đức đã phát triển nhanh chóng.
- Sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, chiều dài đường sắt tăng gấp đôi.
- 1883 nước Đức sản xuất 2/3 thuốc nhuộm
- Đức đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ nhất châu Âu và thứ 2 thế giới.
* Nguyên nhân:
- Do nước Đức đã nhanh chóng thống nhất được thị trường
- Đức nhận được bồi thường chiến tranh 5 tỉ Frăng từ Pháp
- Đức giấu nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo ngày càng phân biệt
- Đặc biệt nước Đức càng diễn ra quá trình tập trung sản xuất cao và hình thành 1 một số tổ chức độc quyền.
- Cùng với phát triển công nghiệp thì nền công nghiệp của nước Đức cũng phát triển. Nhưng diễn ra tương đối chậm.
4. Kinh tế nước Mĩ :
- Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế của nước Mĩ đã nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 trên thế giới.
- Tổng sản lượng công nghiệp = 1 nửa các nước Tây Âu cộng lại, gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất thép đứng đầu thế giới. Than gấp Anh, Pháp 2 lần cộng lại.
- Do nước Mĩ giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào.
- Mĩ đã áp dụng thành công những thành tựu khoa học vào sản xuất. Do nước Mĩ có thị trường rộng lớn.
* Nông nghiệp : Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trở thành vựa lúa cung cấp lương thực cho Châu Âu.

https://a5yeudau.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết